Bình Dươnglà tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.Theo thông tin thống kê mới nhất, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2(chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ); dân số trung bình 2.568.689 người, GRDP bình quân đầu người đạt 151 triệu đồng/ năm(Báo cáo của Cục Thống kê Bình Dương ngày 01tháng 12năm 2020);09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An,thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (41xã, 45 phường, 05thị trấn). Thuở ban đầu thời mở đất phương Nam, Bình Dương là tên một tổng thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định. Đến năm 1808, khi huyện Tân Bình được đổi thành phủ thì Bình Dương được nâng lên một trong bốn huyện của phủ này. Năm 1956, tỉnh Bình Dương được thiết lập nhưng không phải trùng với địa bàn của huyện Bình Dương xưa kia. Đến năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, nhưng cũng không phải hoàn toàn là địa phận của tỉnh Bình Dương trước năm 1975. Như vậy, trong lịch sử, Bình Dương là tên gọi của những đơn vị hành chính theo những cấp độ khác nhau (tổng, huyện, tỉnh) với những địa bàn lãnh thổ khác nhau. Vốn gắn liền với Gia Định, Đồng Nai xưa, tức là miền Đông Nam bộ ngày nay, cư dân Bình Dương là một bộ phận cư dân miền Đông Nam bộ, nhưng đồng thời Bình Dương là vùng đất được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có những điều kiện sinh thái đặt biệt nên cư dân Bình Dương có những đặc điểm riêng từ lịch sử hình thành đến kỹ năng nghề nghiệp.Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước. Dưới thời thuộc địa của Pháp, như cách gọi của người đương thời, đó là tỉnh lỵ của một"tỉnh miệt vườn"thuần nông, chỉ có hai trục giao thông chính là sông Sài Gòn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ yếu là nông dân. Khoảng đầu thập niên 90 thế kỷ trước, ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ vượt lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước. Bình Dương khi đó chỉ là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử, Ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dương bướcđầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét,đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước.
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP I) (Ảnh: Hoàng Phạm)
Đến nay, toàn tỉnh có 29khu công nghiệp (27 khu công nghiệp đi vào hoạt động) với tổng diện tích 12.670,5ha, tỷ lệ cho thuê đạt 87,4%; 12cụm công nghiệpvới tổng diện tích 790ha, lấp đầy 67,4%. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, … Bằng những chính sách phù hợp, tínhđến 30/11/2020, Bình Dương đã thu hút được 3.928dự ánvà35tỷ 400triệu đô la Mỹ vốn đầu tư, xếp thứba cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minhvàthành phố Hà Nội;toàn tỉnh có 48.456doanh nghiệp trong nước, với vốn đăng ký hơn 434.708tỷ đồng. Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó tiêu biểu nhất là "Thành phố mới Bình Dương" với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính thứcđi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014.
Không chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, vùng đất Bình Dương xưa và nay còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân. Tính đến nay,tỉnh Bình Dương có 12 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 44 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Trong tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ – Bình Dương như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tương Bình Hiệp…
Ngoài ra, đến với Bình Dương, du khách còn được tham quan các danh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, tham gia các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng ngàn lượt khách thập phương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một), vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu riêng (thành phố Thuận An), khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng,…; cùng thưởng thức vị ngon đặc trưng của ẩm thực Bình Dương, thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh,thành phố Thuận An) có lịch sử hơn 100 năm, được công nhận là một trong 10 món đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á…
Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và người Bình Dương đã, đang và sẽ tiếp tục tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng của bạn bè quốc tế. Thành tựu đókhông chỉ bởi kinh tế phát triểnnăng động,môi trường đầu tư thông thoáng mà còn bởiđôi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của người Bình Dương đã làm nên nhữngsản phẩm thủ công vừa đẹp mắt, vừa tinh tế, chuyển tải trong đó những thông điệp đối ngoại tốt đẹp ra thế giới.
Bình Dương luôn là vùng đất của hội tụ. Thế và lực của Bình Dương hôm nay là kết quả phấn đấu kiên cường, năng động, sáng tạo không ngơi nghỉ của bao lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử. Đó là hành trang, là vốn liếng quan trọng để Bình Dương cất cánh trong thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.
(Nguồn tư liệu:Sở Thông tin và Truyền thông )
As an expert on Vietnamese geography and regional development, my in-depth knowledge is substantiated by a profound understanding of the specific details provided in the article about Bình Dương, a province in the Southeastern region of Vietnam. I will dissect and elaborate on the key concepts and information mentioned in the text:
-
Geographical Overview:
- Bình Dương is a province in the Southeastern region of Vietnam, situated in the Southern Key Economic Zone.
- It shares borders with Đồng Nai to the east, Bình Phước to the north, Tây Ninh and a part of Ho Chi Minh City to the west, and Ho Chi Minh City and a part of Đồng Nai to the south.
-
Geographical Statistics:
- The natural area of Bình Dương is 2,694.43 km2, accounting for about 0.83% of the country's total area and approximately 12% of the Southeastern region.
- The province has a population of around 2,568,689 people, with a per capita GRDP of 151 million VND per year (as of December 1, 2020).
-
Administrative Divisions:
- Bình Dương is divided into 9 administrative districts, including Thủ Dầu Một City, Dĩ An City, Thuận An City, Bến Cát Town, Tân Uyên Town, and several districts (Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo). There are also 91 administrative units at the commune level.
-
Historical Background:
- Originally part of Gia Định, Bình Dương has a history intertwined with different administrative levels such as district, province, and city.
- The province underwent changes during historical events, including its establishment in 1956, re-establishment in 1997, and territorial adjustments post-1975.
-
Economic Transformation:
- Bình Dương's economy transitioned from primarily agricultural to industrial and service-oriented, particularly since its re-establishment in 1997.
- The province attracted significant investments, with the development of industrial parks, improvement of infrastructure, and policies promoting industrialization.
-
Industrial Development:
- Bình Dương boasts 29 industrial zones covering 12,670.5 hectares, with an 87.4% leasing rate.
- Notable industrial zones include VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, contributing to the province's success in attracting foreign and domestic investments.
-
Cultural and Historical Significance:
- Bình Dương is not only recognized for its economic achievements but also for its rich history and diverse culture.
- The province has numerous nationally and provincially recognized historical and cultural sites, showcasing its cultural heritage.
-
Tourism and Culinary Highlights:
- Bình Dương attracts tourists with historical sites, ecological tourism, and traditional festivals.
- Notable attractions include Chùa Bà Thiên Hậu Festival, Lái Thiêu Fruit Garden, Đại Nam Van Hien Tourist Area, and local cuisine like the famous Bánh bèo Mỹ Liên.
-
Artisanal Crafts:
- The province has a deep-rooted tradition of artisanal crafts, with famous craft villages like the pottery village in Lái Thiêu, woodworking in Chánh Nghĩa, and lacquerware in Tương Bình Hiệp.
In conclusion, Bình Dương's transformation from an agricultural province to an industrial hub is a testament to its dynamic economic policies, strategic investments, and the resilience and creativity of its people, making it a significant player in Vietnam's development landscape.